Hướng dẫn kiểm tra bôbin đánh lửa Ô tô

Bôbin đánh lửa là một bộ phận quan trọng của hệ thống đánh lửa trên xe, có nhiệm vụ cung cấp dòng điện đến các bugi. Khi xe thường xuyên không khởi động được hoặc thường xuyên chết máy thì bôbin đánh lửa có thể bị hư hỏng và cần phải được thay thế. Một vài bài kiểm tra đơn giản có thể xác định xem bôbin có hoạt động đúng hay không.

A. Phương pháp 1: Thực hiện kiểm tra tia lửa điện bôbin đánh lửa

Bước 1: Tắt máy và mở nắp capô.

– Giống như hầu hết các loại bảo trì khác, bạn hãy bắt đầu kiểm tra với chiếc xe đang đậu và động cơ tắt. Mở nắp capô để xác định bôbin đánh lửa. Mặc dù vị trí chính xác của nó có thể thay đổi tuỳ theo xe, nhưng thông thường, nó nằm ở gần vè xe hoặc được bắt vít vào một khung gần với bộ chia điện.

– Lưu ý rằng với xe không có bộ chia điện, bugi sẽ được nối trực tiếp với bôbin.

  • Một cách chắc chắn để tìm thấy bôbin đánh lửa là xác định vị trí bộ chia điện và lần theo dây cao áp chung mà không nối đến bugi nào.
  • Trước khi bắt đầu, đảm bảo bạn đang đeo kính bảo hộ hoặc các thiết bị bảo vệ mắt khác và bạn có sử dụng các dụng cụ cách điện để tránh bị điện giật.
Bước 2: Tháo một trong những dây cao áp từ bugi của nó.

– Tiếp theo tháo dây cao áp của 1 bugi.

– Thông thường những dây này chạy từ nắp bộ chia điện đến từng bugi riêng. Để tránh bị thương, hãy sử dụng găng tay và dụng cụ cách điện khi làm việc với hệ thống điện của xe.

– Nếu xe của bạn mới chạy một thời gian, các bộ phận bên trong của nó có thể rất nóng. Thông thường một chiếc xe đã được vận hành trong khoảng 15 phút có thể làm nóng động cơ lên khoảng 200 độ. Đậu xe và để nguội trong một giờ để tránh bị thương.

– Để tiết kiệm thời gian và tránh làm hỏng bugi của xe bạn, hãy sử dụng một bugi thử thay thế.

  • Thay vì gắn bugi của xe vào dây điện, hãy gắn bugi thử vào dây điện.
  • Nối đất cho kẹp mass.
  • Sau đó nhờ 1 người khác khởi động động cơ, nhìn những tia lửa điện ở giữa khe hở của bugi thử.

–  Sử dụng một bugi thử cũng có nghĩa là bạn sẽ không để buồng đốt của xe bạn bị văng những mảnh vụn vào.

Bước 3: Tháo bugi bằng tuýp mở bugi.

– Một khi bạn đã tháo dây cao áp bugi, hãy tháo bugi ra. Đơn giản nhất là sử dụng một dụng cụ chuyên dụng được gọi là tuýp mở bugi.

– Từ lúc này hãy cẩn thận không để bất cứ thứ gì rơi vào lỗ vừa tháo bugi ra.

– Nếu để lọt các mảnh nhỏ vào buồng cháy có thể gây thiệt hại rất lớn khi động cơ hoạt động. Khi đó để loại bỏ các mảnh này ra khỏi buồng cháy cũng hết sức khó khăn. Do đó tốt nhất là nên có các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo không xảy ra.

– Che lỗ trống bằng giẻ sạch hoặc khăn để ngăn không cho cách mảnh nhỏ rơi vào buồng cháy.

Bước 4: Gắn bugi vào lại dây cao áp hoặc dây điện.

– Bây giờ cẩn thận lắp lại bugi vào dây cao áp hoặc dây điện. Bạn nên để bugi nối với bộ chia điện nhưng không đặt trong lỗ lắp bugi. Cầm chúng bằng kiềm cách điện để tránh bị điện giật.

Bước 5: Chạm phần ren của bugi vào bất kỳ kim loại nào trên động cơ.

– Tiếp theo, khéo léo đặt bugi của bạn (dây vẫn còn gắn) để phần “ren” của bugi chạm vào một phần kim loại của động cơ.

– Một lần nữa, nhớ kẹp giữ bugi một cách cẩn thận bằng kìm hoặc găng tay. Không đánh liều với rủi ro bị điện giật do bỏ qua biện pháp an toàn đơn giản này.

Bước 6: Tháo rơ le bơm nhiên liệu hoặc cầu chì.

– Trước khi bạn khởi động động cơ để kiểm tra tia lửa bugi, cần phải vô hiệu hoá bơm nhiên liệu.

  • Việc không tháo rơ le bơm nhiên liệu nghĩa là xilanh đang kiểm tra vẫn ngập nhiên liệu nhưng sẽ không có sự cháy, vì không có bugi. Điều này cũng có thể gây ra hư hại nghiêm trọng.
  • Kiểm tra tài liệu hướng dẫn để xác định vị trí rơ le bơm nhiên liệu.
Bước 7: Nhờ một người bạn khởi động động cơ.

– Nhờ một người bạn bật chìa khóa trong xe để khởi động động cơ.

  • Điều này sẽ cung cấp năng lượng cho hệ thống điện của xe và đến bugi bạn đang giữ (giả sử bôbin đánh lửa của bạn đang làm việc).
Bước 8: Nhìn tia lửa màu xanh.

– Nếu bôbin đánh lửa của bạn hoạt động bình thường, khi khởi động động cơ bạn sẽ thấy một tia lửa màu xanh tươi sáng qua khe hở bugi. Tia sáng này sẽ được nhìn thấy rõ ràng trong ánh sáng ban ngày.

– Nếu bạn không nhìn thấy tia lửa màu xanh, bôbin đánh lửa của bạn có thể bị trục trặc và cần thay thế.

  • Các tia lửa màu cam là một dấu hiệu xấu. Điều này có nghĩa là bôbin đánh lửa cung cấp điện không đủ cho bugi (có thể vì bất kỳ lý do nào như: hỏng vỏ bọc cuộn dây, dòng điện “yếu”, các kết nối bị lỗi, vv).
  • Khả năng cuối cùng là không có tia lửa xảy ra. Đây thường là dấu hiệu cho thấy bôbin đánh lửa hoàn toàn “chết”, hoặc bạn đã làm sai điều gì đó trong bài kiểm tra.
Bước 9: Cẩn thận lắp lại bugi và nối lại dây điện.

– Khi bạn đã kết thúc bài kiểm tra của mình, đảm bảo rằng xe đã tắt máy trước khi thực sự lặp lại các bước ở trên theo thứ tự ngược lại.

  • Rút bugi ra khỏi dây điện cao áp, lắp lại vào lỗ và cắm lại dây cao áp.

B. Phương pháp 2: Thực hiện kiểm tra điện trở cuộn dây

Bước 1: Tháo bôbin đánh lửa xuống khỏi xe.

– Nếu bạn có thể sử dụng một Ôm kế đo điện trở, bạn có thể đo lường hiệu quả của bôbin đánh lửa theo một cách định lượng chứ không theo cách hơi chủ quan được mô tả ở trên. Tuy nhiên để bắt đầu thử nghiệm này, bạn cần phải tháo bôbin đánh lửa để bạn có thể dễ dàng tiếp cận các cực của nó.

– Tham khảo hướng dẫn sửa chữa để có hướng dẫn chính xác về việc tháo bôbin.

  • Thông thường bạn cần phải ngắt kết nối khỏi dây bộ chia điện, sau đó tháo vít bắt nó. Hãy đảm bảo xe của bạn đã tắt máy và nguội trước khi bắt đầu quá trình này.
Bước 2: Tìm điện trở tiêu chuẩn của bôbin đánh lửa.

– Mỗi bôbin đánh lửa của xe đều có tiêu chuẩn riêng về điện trở các cuộn dây.

– Nếu điện trở thực tế của các cuộn dây nằm ngoài các tiêu chuẩn này, bạn biết rằng bôbin của bạn bị hỏng.

– Thông thường bạn sẽ có thể tìm thấy các tiêu chuẩn điện trở cho bôbin của bạn bằng cách tham khảo sổ tay sửa chữa. Tuy nhiên nếu bạn không thể tìm thấy nó, bạn có thể liên hệ với đại lý của bạn hoặc bằng cách tìm kiếm trên internet.

  • Hầu hết các bôbin ôtô sẽ có tiêu chuẩn điện trở khoảng 0,7-1,7 Ω cho cuộn sơ cấp  và 7.500 – 10.500 Ω cho cuộn thứ cấp.
Bước 3: Đặt các đầu đo của ôm kế lên các cực của cuộn sơ cấp.

– Bôbin đánh lửa sẽ có 3 điện cực – 2 cực ở hai bên và 1 cọc ở chính giữa.

  • Bật Ôm kế của bạn và chạm mỗi đầu đo của Ôm kế vào 2 điện cực bên ngoài. Đọc và ghi giá trị điện trở – đây là giá trị điện trở của cuộn dây sơ cấp.

– Lưu ý rằng một số loại bôbin mới hơn có cấu trúc khác với cách sắp xếp truyền thống này.

– Tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng xe để biết thông tin nếu bạn không chắc chắn các điện cực kết nối tương ứng với cuộn sơ cấp.

Bước 4: Đặt các đầu đo của Ôm kế lên các điện cực của cuộn thứ cấp.

– Tiếp theo giữ lại đầu đo trên một trong hai điện cực và chạm đầu đo còn lại vào tiếp điểm trung tâm, (nơi mà dây cao áp chính kết nối với bộ chia điện).

  • Đọc và ghi giá trị điện trở của cuộn thứ cấp.
Bước 5: Xác định xem các giá trị đọc được có nằm trong thông số kỹ thuật của xe bạn không.

– Bôbin đánh lửa là những thành phần tinh vi của hệ thống điện của xe.

  • Nếu giá trị điện trở của cuộn sơ cấp và thứ cấp vượt ra ngoài thông số kỹ thuật dù chỉ một lượng nhỏ thì bạn cũng nên thay bôbin đánh lửa vì nó có thể đã hư hỏng.

Khóa học: SỬA CHỮA Ô TÔ

Thời gian đào tạo :
Hệ ô tô H1 ( Điện và điều hòa ô tô ) : 6 tháng
Hệ ô tô H2 ( Điện, gầm và máy ô tô ) : 8 tháng
Hệ ô tô H3 ( Điện, điều hòa, gầm và máy ô tô ) : 12 tháng
Hệ Cao đẳng nghề ( Điện, điều hòa, gầm, máy ô tô, sửa chữa ô tô điện): 24 tháng

Học phí :
?Hệ H1: Học phí 11.000.000đ/ khóa. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 500.000đ/ khóa
?Hệ H2: Học phí 11.950.000đ/ khó. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 300.000đ/ khóa
?Hệ H3: Học phí 16.500.000đ/ khóa. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 200.000đ/ khóa
?Hệ Cao đẳng nghề: Học phí 27.000.000đ/ khóa. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 500.000đ/ khóa

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI  đào tạo 20 ngành nghề:

? Đầu bếp – Kỹ thuật chế biến món ăn

? May và thiết kế thời trang

? Sửa chữa Điện kỹ thuật (Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )

? Sửa chữa Điện lạnh

? Sửa chữa Điện thoại

? Sửa chữa Điện tử

? Sửa chữa Máy may công nghiệp

? Sửa chữa Vi tính

? Sửa chữa Ô tô

? Sửa chữa Xe máy

DẠY NGHỀ THANH XUÂN“Học nghề hôm nay – lập nghiệp ngày mai!”

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI

Số 4 phố Vọng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội

Phòng Tuyển Sinh: 024 62 538 568 – 0988 96 09 39 – 0948 96 09 39

Website: https://truongthanhxuan.com

Facebook: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội

Youtube: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội

Blog: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội

Printerest: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội