Máy 1 kim là một trong những chiếc máy không thể thiếu của các xưởng may, cũng như tổ hợp may vì vậy tầm quan trọng của máy 1 kim là rất lớn. Nhưng không phải lúc nào nó cũng hoạt động một cách suôn sẻ mà thường xẩy ra những lổi cơ bản như: Đứt chỉ, bỏ mủi, gãy kim, mắc chỉ dưới ổ, may bị nhăn, co, rút,…
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẩn các bạn khắc phục những lỗi cơ bản của máy may công nghiệp 1 kim nhằm tối ưu đường kim mủi chỉ để phục vụ một sản phẩm đẹp và chất lượng.
1> Đứt chỉ: có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới may bị đứt chỉ:
*Thứ nhất : Do chỉ, tức là do ống chỉ các bạn dang sử dụng bị lổi, chỉ để lâu ngày bị mục nát, nên khi sử dụng chỉ không đủ độ bền nên khi may chỉ vòng qua vòng ổ và bị ổ cứa đứt. Để khắc phục lổi này các bạn chỉ có 1 cách duy nhất là thay ống chỉ đang sử dụng.
* Thứ hai: Do đồng tiền và độ căng của chỉ.
Nguyên nhân của lổi này là do các bạn vặn chỉ quá chặt hoặc do đồng tiền đóng mở không đều, bị trầy xước nên máy may dẩn đến đứt chỉ.
Để khắc phục lỗi này, các bạn cầm cộng chỉ và kéo xem chỉ có xuống đều không, trong quá trình kéo cộng chỉ các bạn để ý cảm giác của tay nếu chỉ căng quá các bạn các bạn hãy vặn đồng tiền nhả chỉ ra làm sao khi cảm thấy chỉ xuống đều tay là được, còn nếu chỉ lỏng quá các bạn vặn đồng tiền cho chỉ chặt lại, trong trường hợp này làm xong mà các bạn thử máy nếu “nổi chỉ trên hoặc nổi chỉ dưới “ thì nguyên nhân còn lại là do độ hở giữa ổ và đòn gánh không phù hợp. Lổi này các bạn xem phần chỉnh ổ và gắn đòn gánh sao cho phù hợp.
*Thứ ba: lắp kim không đúng: Lổi này thường vấp vào những người mới học may, khi các bạn lắp kim vào các bạn phải nhớ kỹ là đưa rảnh kim ra phía ngoài và độ vát kim vào phía trong.
*Thứ tư: chân vịt bị lệch dẫn đến cạ kim, nếu để xẩy ra lổi này không những đứt chỉ và nó còn dẩn đến gãy kim. Để khắc phục lổi này các bạn vặn ốc chỉnh trục chân vịt rồi chỉnh khe hở chân vịt sao cho kim đâm xuống nằm giửa tâm của khe hở chân vit rồi vặn chặt ốc vừa mở ra.
*Thứ năm: Bị xước ổ, lổi này là lổi cốt lõi dẩn đến may bị đứt chỉ, trên ổ máy may phần lưng của ổ do các bạn may bị gãy kim hoặc 1 lý do nào đó dẩn đến ổ bị trầy xước, khi cộng chỉ quang qua đây nó bị phần xước này làm đứt và dẩn đến đứt chỉ. Để khắc phục lổi này các ban dùng giấy nhám mịn để đánh bóng phần lưng của ổ. Nếu phần xước quá sâu thì chỉ có độ lại ổ hoặc thay ổ mới.
*Thứ sáu: bị xước đòn gánh, trong quá trình máy chạy luột ổ đánh lâu ngày nên bị lồi lỏm và xước đòn gánh. Để khắc phục lỗi máy may này các bạn cũng dùng giấy nhám mịn để làm bóng đòn gánh.
*Thứ bảy: Độ hở giữa đòn gánh và ổ quá ít, dẩn đến chỉ không thể thoát qua được vì vậy sẽ đứt chỉ. Để khắc phục lổi này các bạn chú ý sau khi chỉnh ổ xong, mình gắn đòn gánh vào thì độ hở giửa đòn gánh và ổ ít nhất phải được 3 ly.
*Thứ tám: Do chỉnh ổ không đúng. Nếu chỉnh mỏ ổ quá sát so với độ vát của kim thì dẩn đến cạ kim và làm nóng kim dẩn đến đứt chỉ, nếu chỉnh quá hở so với độ vát của kim thì mỏ ổ sẽ trực tiếp đâm vào sợi chỉ sẽ làm toe chỉ và đứt chỉ.
2> Bỏ mũi: Nguyên nhân máy bị bỏ mũi, cũng sẻ lặp lại tám nguyên nhân nói trên nhưng các bạn chú ý điểm thứ nhất, thứ ba và thứ tám. Đây là ba điểm được quan tâm đặc biệt khi máy bị bỏ mủi.
Trước khi chỉnh ổ các bạn kiểm tra: Độ sâu trụ kim, kim, kiểm tra mỏ ổ so với độ vát của kim, kiểm tra khoảng cách giữa kim và mỏ ổ.
* Thứ nhất: độ sâu của trụ kim: khi các bạn quay buli cho máy cắm kim xuống tận cùng dưới thì các ban để ý trên trụ kim sẽ có 3 vạch, để chỉnh độ sâu trụ kim phụ thuộc vào chất liệu may dày hay mỏng, thông thường sẽ nằm ở vạch thứ 2. Để lấy mốc làm chuẩn thông thường ta để ruột ổ nằm ½ lỗ kim.
* Thứ hai: kim, các bạn nhìn xem kim lắp đã đúng chưa? Đẩy kim lên hết chưa? Và có đúng loại kim hay không.
* Thứ ba: Độ lao tới của mỏ ổ: khi chúng ta quay kim xuống tận cùng dưới theo chiều máy chạy kim bắt đầu rút lên thì mỏ ổ lao tới 1/3 độ vát của kim phía dưới.
* Thứ tư: khoảng cách giữa kim và ổ: khi mỏ ổ lao tới 1/3 phía dưới độ vát của kim thì mỏ ổ hở so với kim = 1ly đến 1ly5. Yếu tố này quyết định máy bỏ mũi hay không. Khi các bạn kiểm tra những điểm này thấy sai ở phần nào thì các bạn tiến hành chỉnh lại phần đó. Các bạn để ý thao tác này vô cùng quan trọng và đòi hỏi độ chính xác 100%.
3> Lỗi gãy kim, mắc chỉ dưới ổ: Thì các bạn tiến hành kiểm mục 1 và 2, nếu máy bi cuốn chỉ xuống ổ thì các bạn tháo đòn gánh ra, tháo ổ ra khỏi máy và tiến hành gỡ chỉ sau đó chỉnh lại như mục 2.
4> Lỗi may nhăn, co, rút: Đây là 1 lỗi thường xảy ra với chất liệu mỏng, vì vậy các bạn chỉnh lại cam, độ sau trụ kim và răng cưa, cho phù hợp với chất liệu mình đang may. Để chỉnh răng cưa các bạn quay kim xuống, mũi kim ngang mặt phẳng của mặt nguyệt, sau đó các bạn mở ốc này để chỉnh chiều cao của răng cưa, đối với máy 1kim thì khi mũi kim ngang mặt phẳng của mặt nguyệt thì răng cưa cũng nằm trên một mặt phẳng của mặt nguyệt và khi kim xuống tận cùng dưới thì răng cưa cũng xuống tận cùng dưới và ngược lại.
TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI đào tạo 20 ngành nghề:
Đầu bếp – Kỹ thuật chế biến món ăn
Sửa chữa Điện kỹ thuật (Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )
DẠY NGHỀ THANH XUÂN: “Học nghề hôm nay – lập nghiệp ngày mai!”
Mọi chi tiết xin liên hệ:
TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI
Số 4 phố Vọng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
Phòng Tuyển Sinh: 024 62 538 568 – 0988 96 09 39 – 0948 96 09 39
Website: https://truongthanhxuan.com
Facebook: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội
Youtube: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội
Blog: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội
Printerest: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội