Nguyên nhân và cách khắc phục Máy tính hay bị treo

Có nhiều nguyên nhân khiến cho máy tính để bàn hoặc laptop của bạn bị treo, có thể là do phần mềm, phần cứng, đôi khi cũng có thể do nguồn điện không ổn định. Hãy cùng Trường dạy nghề Thanh Xuân tìm hiểu các cách khắc phục!

VẤN ĐỀ PHẦN MỀM KHIẾN MÁY TÍNH BỊ TREO

1. Máy tính bị nhiễm virus

Đây được coi là lý do phổ thông nhất. Có rất nhiều loại virus gây lỗi hệ điều hành và làm máy bị treo. Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng một chương trình diệt virus đáng tin cậy để quét toàn bộ hệ thống.

2. Vấn đề lỗi phần mềm 

Thật không may, phần mềm được viết kém nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Cho dù đó là một ứng dụng cũ đã không thấy các bản cập nhật trong nhiều năm hoặc một tiện ích mở rộng Chrome tệ hại, bạn có thể nhận thấy rằng vấn đề không phản hồi chỉ xảy ra khi sử dụng một chương trình nhất định.

Nếu bạn có thể xác định ứng dụng nào gây ra vấn đề, hãy đảm bảo bạn đã cài đặt các bản cập nhật mới nhất cho nó. Đôi khi các phiên bản mới có thể giải quyết nhiều loại vấn đề. 

Nếu sự cố xảy ra trong trình duyệt của bạn, hãy thử tắt từng tiện ích mở rộng để xem điều đó có giải quyết được sự cố không.

blank

3. Tài nguyên không đủ

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến Windows không phản hồi là vì nó không có đủ tài nguyên để chạy một cách trơn tru. Hai thành phần thường xuyên bị sự cố về hiệu suất là RAM (bộ nhớ) và CPU.

Máy tính lưu trữ tất cả các chương trình đang chạy trong RAM. Nếu những tiến trình đó chiếm hết bộ nhớ vật lý, máy tính phải sử dụng page file, một phần của ổ đĩa lưu trữ, hoạt động cơ bản như RAM dự phòng. Xem cách quản lý bộ nhớ ảo máy tính để biết thêm thông tin về điều này.

Ngay cả khi bạn có ổ SSD, việc sử dụng page file chậm hơn nhiều so với RAM thực tế cho mục đích này. Kết quả là, bạn sẽ cảm thấy bị chậm lại khi máy tính dựa vào page file.

Mở Task Manager bằng Ctrl+Shift+Esc, chuyển sang tab Processes và sắp xếp theo tiêu đề Memory để xem những tiến trình nào đang sử dụng bộ nhớ nhiều nhất. Đóng các chương trình nếu bạn không cần chúng nữa và hệ thống của bạn sẽ phục hồi lại.

Việc sử dụng CPU cao cũng vậy. Các hoạt động, chẳng hạn như mã hóa video HD, tiêu tốn rất nhiều năng lượng từ CPU. Do đó, hệ thống có thể không phản hồi trong khi CPU hoạt động ở cường độ cao. Tìm hiểu cách khắc phục vấn đề sử dụng CPU cao trong Windows nếu đây là điều bạn hay gặp phải.

4. Vấn đề về driver

blank

Ngay cả khi một phần cứng cụ thể không làm cho máy tính không phản hồi, driver của nó vẫn có thể.

Đối với các thiết bị cơ bản như chuột hoặc bàn phím, driver của Microsoft sẽ hoạt động tốt. Tuy nhiên, sử dụng tất cả các tính năng của một thiết bị đòi hỏi driver riêng. Các vấn đề có thể phát sinh nếu driver được cài đặt của bạn lỗi thời, không tương thích với phiên bản Windows hoặc dành cho thiết bị không chính xác.

Nguyên tắc chung với các driver là bạn không nên chạm vào chúng nếu mọi thứ đều hoạt động bình thường. Các tiện ích cập nhật driver của bên thứ ba thường “mờ ám” và có thể làm hỏng mọi thứ nhiều hơn những gì chúng có thể sửa chữa. 

5. Vấn đề về Windows Registry

Registry là một cơ sở dữ liệu trong đó Windows chứa tất cả các loại thông tin chi tiết về hệ thống và cấu hình của nó.

Trong hầu hết mọi trường hợp, Registry sẽ hoạt động tốt mà không cần sự can thiệp của bạn. Bài viết thực sự khuyên bạn nên tránh sử dụng các phần mềm dọn dẹp Registry, vì chúng khá vô dụng và có thể gây nguy hiểm. Ngay cả khi có các mục cũ trong Registry, thì việc dọn dẹp hàng ngàn lỗi cũng không đem lại lợi ích nào về hiệu suất.

Nếu Registry của bạn bị rối đến mức nó khiến hệ thống không phản hồi, có lẽ bạn sẽ cần phải cài đặt lại Windows. Không nên thực hiện việc này trừ khi bạn mắc lỗi trong khi chỉnh sửa, sử dụng trình dọn dẹp Registry hoặc bị nhiễm phần mềm độc hại.

6. Chạy nhiều công cụ diệt virus

Rất may, Windows 10 đi kèm với Windows Defender, đây là một giải pháp diệt virus đủ tốt cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn chọn sử dụng thứ gì khác, bạn nên chắc chắn rằng nó không gây ra vấn đề về hiệu năng.

Chạy nhiều chương trình diệt virus thường sẽ khiến chúng xung đột với nhau và gây chậm hệ thống. Nếu bạn muốn sử dụng một phần mềm diệt virus ​​thứ hai, hãy sử dụng một tùy chọn như Malwarebytes chẳng hạn.

Ngoài ra, hãy thử sử dụng trình quét virus trực tuyến miễn phí như VirusTotal. Những thứ này cho phép bạn quét một file với hàng tá ứng dụng diệt virus khác nhau cùng một lúc, đảm bảo rằng file của bạn không bỏ sót bất cứ thứ gì.

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo bạn sử dụng một trong những bộ phần mềm diệt virus Windows tốt nhất. Tránh các ứng dụng không tên tuổi, vì chúng có thể không được tối ưu hóa tốt và do đó gây ra hiện tượng hệ thống bị chậm.

7. Tinh chỉnh của người dùng

Khi bạn loại bỏ tất cả các tình huống trên, có thể vấn đề về tính ổn định xuất phát từ một số tinh chỉnh mà bạn đã thực hiện với Windows.

Các thay đổi trong ứng dụng Control Panel hoặc Settings sẽ không can thiệp vào hệ thống, nhưng việc sử dụng các công cụ của bên thứ ba để tùy chỉnh Windows có thể phá vỡ thứ gì đó ngoài ý muốn.

Hãy suy nghĩ về các công cụ mà bạn đã sử dụng để đảm bảo quyền riêng tư trên Windows 10, điều chỉnh Taskbar hoặc các thay đổi sâu tương tự. Cân nhắc việc đảo ngược những điều đó nếu bạn không thể tìm thấy bất kỳ nguồn gốc cho sự bất ổn nào khác.

blank

VẤN ĐỀ DO PHẦN CỨNG KHIẾN MÁY TÍNH BỊ ĐƠ

1. Lỗi bộ nhớ hệ thống

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến máy tính bị treo là do lỗi bộ nhớ RAM. Bạn có thể tải về tiện ích Memtest86 để kiểm tra xem RAM của mình liệu có hỏng không.

Nếu RAM đã hỏng thì cách tốt nhất là nên thay thế linh kiện mới. Trong trường hợp RAM vẫn hoạt động bình thường thì bạn nên làm sạch và cắm lại thanh RAM để tăng cường vùng mạch tiếp xúc.

Để vệ sinh và cắm lại RAM, bạn làm theo hướng dẫn sau: Tắt máy và rút phích cắm ra khỏi nguồn điện. Đối với máy tính để bàn, bạn hãy mở case máy ra, tham khảo hướng dẫn sử dụng nếu cần thiết để xác định vị trí và lắp lại RAM. Đẩy 2 lẫy khóa RAM ở hai bên ra và rút thanh RAM lên. Sau đó, cắm thanh RAM lại, chú ý quan sát khe cắm RAM để nhìn rõ gờ cố định trên khe và RAM. Đặt RAM sao cho khe khuyết trên chân RAM trùng khớp với khe RAM trên main. Cuối cùng, đóng lẫy lại.

Chú ý đến gờ cố định ở khe RAM để cắm RAM đúng chiều
Chú ý đến gờ cố định ở khe RAM để cắm RAM đúng chiều

Đối với máy tính xách tay, RAM thường ở sau nắp đậy có dán nhãn. Vặn chốt để mở nắp đậy ra, kéo và giữ lẫy kẹp RAM rồi kéo RAM về phía bạn một góc 45 độ và đẩy RAM ra khỏi khe cắm. Sau đó, cắm RAM vào khe một góc 45 độ, xoay nhẹ nhàng cho đến khi lẫy kẹp chặt RAM.

2. Lỗi vi xử lý

Bộ vi xử lý bị hỏng có thể dẫn đến treo máy. Có trường hợp CPU đã bị lỗi nhưng vẫn còn hoạt động được, khi hệ thống đòi hỏi xử lý quá nhiều, CPU không đáp ứng được và gây treo máy. Nếu CPU vẫn hoạt động bình thường, thì có thể quạt làm mát của nó có vấn đề, không làm mát cho CPU khi nó hoạt động.

Cách xử lý đó là làm sạch quạt CPU và thay thế lớp keo giải nhiệt.

3. Lỗi card màn hình

Nếu máy tính bị đơ khi bạn khởi động lại hệ điều hành, kết thúc chế độ dòng lệnh và bắt đầu vào màn hình đồ họa hoặc khi máy tính đang phải xử lý ảnh có độ phân giải cao, chơi game nặng thì có thể nguyên nhân là do lỗi card màn hình.

Cách khắc phục trong trường hợp này là thay thế card màn hình (nếu đã hỏng) hoặc vệ sinh card màn hình.

Áp dụng với máy tính để bàn: Vặn ốc vít và đẩy các chốt phía sau để tháo card màn hình trên máy tính để bàn. Sau đó, đẩy thẳng card vào khe cắm cho khớp và vít lại.

4. Phần cứng lỏng lẻo

Các cổng kết nối phần cứng bị lỏng lẻo sẽ khiến máy tính hoạt động chập chờn và dẫn tới tình trạng treo máy. Trong trường hợp này, bạn hãy cắm chặt tất cả các card, các cổng trên máy tính để bàn.

5. Phần cứng không tương thích

Nếu một phần cứng không tương thích hoàn toàn với phiên bản Windows, nó có thể gây ra sự cố về tính ổn định. Thông thường, các sự cố phần cứng dẫn đến Windows gặp sự cố, vì hệ điều hành không có tùy chọn nào khác. Tuy nhiên, những vấn đề này cũng có thể gây ra hiện tượng đóng băng hệ thống.

Khi điều này xảy ra, hãy suy nghĩ về việc gần đây bạn đã kết nối một số phần cứng mới với PC. Bất kỳ máy in, chuột, bàn phím, USB hoặc thiết bị ngoại vi nào khác cũng có thể là nguồn gốc của vấn đề. Nếu bạn sử dụng một phần cứng lỗi thời, hãy thay thế nó bằng một thiết bị hiện đại và xem điều đó có giúp ích gì không.

Với sự hỗ trợ của các chế độ tương thích và một số điều chỉnh, bạn có thể giúp phần cứng đã lỗi thời hoạt động với các phiên bản Windows mới hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều này rất khó thực hiện. Chạy phần mềm cũ trên PC hiện đại thường dễ dàng hơn là sử dụng phần cứng cổ.

Nhiệt độ quá cao cũng là nguyên nhân khiến máy tính bị treo

1. Kiểm tra nhiệt độ. Nếu máy tính của bạn hỗ trợ theo dõi nhiệt độ, thì hãy sử dụng các tiện ích được cung cấp để kiểm tra nhiệt độ. Bất cứ thành phần nào có nhiệt độ lớn hơn 60 độ C được coi là thủ phạm.

2. Xác định nếu quạt gió bị hỏng. Nếu quạt gió không chạy trong khi nhiệt độ của máy quá cao thì nó cần được thay thế. Nếu quạt gió trên máy tính xách tay bị lỗi thì bạn cần mang đến trung tâm sửa chữa để thay thế.

Kiểm tra quạt gió máy tính
Kiểm tra quạt gió máy tính

3. Bổ sung quạt làm mát cho máy tính để bàn. Độ rộng cánh quạt được đo bằng mm. Kích cỡ thông thường là 80, 92 và 120 mm. Bạn cần mua quạt gió phù hợp với không gian trong máy.

Người dùng laptop có thể mua thêm một tấm đế tản nhiệt (thường kết nối thông qua cổng USB).

Đế tản nhiệt cho laptop
Đế tản nhiệt cho laptop

4. Với máy tính để bàn bạn còn có thể bổ sung thêm quạt tản nhiệt cho RAM trong máy tính

Nguồn điện không ổn định ảnh hưởng đến máy tính

Nguồn cấp điện chập chờn, công suất không đủ để cung cấp cho toàn bộ linh kiện của máy tính cũng sẽ khiến máy bị treo hoặc ngừng hoạt động. Để khắc phục, bạn cần:

1. Luôn đảm bảo rằng máy tính của bạn được cắm vào một nguồn ổn định.

2. Hãy thử máy tính tại các ổ điện khác nhau trong nhà.

3. Cắm máy tính vào một nguồn cấp điện liên tục hoặc bộ lưu điện.

4. Nếu là máy tính để bàn: Kết nối các thành phần bên trong máy tính để bàn với các dây cáp điện khác nhau để tránh các vấn đề sụt áp.

(Sau khi cài đặt lại và thay thế cả hệ điều hành Win mà máy vẫn liên tục bị treo đơ. Mang Main ra để sửa, sau một hồi đo đạc thì thấy tụ 220 UF-25 làm tụ bù cho mạch điện +12V. Trên Main bị phù thóp, lấy vôn kế đo, thấy áp chỉ + 10.5 V, tháo tụ này thay thế tụ mới chạy song xuôi. Khởi động máy tính là được)

blank

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN TUYỂN SINH HỌC NGHỀ SỬA CHỮA VI TÍNH:

Thời gian đào tạo: 6 tháng

Học phí: 12.500.000/khóa

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI  đào tạo 20 ngành nghề:

? Đầu bếp – Kỹ thuật chế biến món ăn

? May và thiết kế thời trang

? Sửa chữa Điện kỹ thuật (Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )

? Sửa chữa Điện lạnh

? Sửa chữa Điện thoại

? Sửa chữa Điện tử

? Sửa chữa Máy may công nghiệp

? Sửa chữa Vi tính

? Sửa chữa Ô tô

? Sửa chữa Xe máy

DẠY NGHỀ THANH XUÂN: “Học nghề hôm nay – lập nghiệp ngày mai!”

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI

Số 4 phố Vọng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội

Phòng Tuyển Sinh: 024 62 538 568 – 0988 96 09 39 – 0948 96 09 39

Website: https://truongthanhxuan.com

Facebook: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội

Youtube: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội

Blog: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội

Printerest: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội