I. Hiện tượng hư hỏng liên quan đến cảm biến ô-xy
Khi xe đang chay, động cơ có hiện tượng bị rung giật và vòng tua không ổn định. Hoặc khi nhấn bàn đạp ga để tăng tốc, động cơ xe không thể tăng số vòng tua, thậm chí bị rung giật và chết máy. Các chuyên gia chăm sóc bảo dưỡng ô tô cho biết, hiện tượng này chỉ thi thoảng xảy ra và tần suất cao nhất khi máy nóng. Đáng chú ý là đèn báo hư hỏng hệ thống điều khiển động cơ (MIL) trên bảng đồng hồ táp-lô không hiển thị.
Nguyên nhân hư hỏng cảm biến ô-xy
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc cảm biến ô-xy trên xe ô tô bị hư hỏng. Thứ nhất là do bề mặt tiếp xúc của cảm biến ô-xy với khí xả bi bẩn hay tắc. Thứ hai là do lớp bạch kim (ZrO2) – chất liệu chế tạo cảm biến bị lão hóa. Tất cả sẽ khiến việc đo lường lượng ô-xy có trong khí phát xả không chính xác.
Phần lớn các hư hỏng liên quan đến cảm biến ô-xy không thể kiểm tra bằng mắt thường do lớp bạch kim bị biến chất. Do đó, các kỹ thuật viên phải dùng công cụ máy chẩn đoán kết nối với bộ điều khiển động cơ ECM để đọc dữ liệu của cảm biến ô-xy.
Nếu phát hiện các bất thường từ những tín hiệu gửi về thì điều đó có nghĩa là cảm biến đang hoạt động sai chức năng. Vì thế, trong trường hợp này, cần phải thay thế cảm biến ô-xy để đảm bảo động cơ hoạt động bình thường. Còn nếu cảm biến ô-xy bị bẩn thì các kỹ thuật viên sẽ tiến hành vệ sinh bằng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng, sau đó lắp lại.
II. Hướng dẫn các bước vệ sinh cảm biến oxy ô tô chuẩn kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh cảm biến ô xy
Trước khi bắt đầu vệ sinh cảm biến ô xy bạn cần chuẩn bị 7 dụng cụ cơ bản sau:
-Kính và găng tay làm việc: Hai dụng cụ này giúp bảo vệ mắt và da tay của bạn khi tiến hành làm sạch bộ cảm biến.
– Kích nâng ô tô: Bạn không thể vệ sinh cảm biến ô xy khi bánh xe vẫn nằm trên mặt đất, do đó bạn cần kích nâng ô tô để dễ dàng làm sạch cảm biến.
– Cờ lê: Thiết bị này giúp tháo và lắp cảm biến ô xy
– WD-40 và xăng: Là loại hóa chất giúp bạn sạch cảm biến
– Thùng chứa: Thùng chứa được sử dụng để giữ xăng cùng với cảm biến oxy. Do đó, hãy chắc chắn rằng thùng đủ lớn, cứng rắn và có nắp đậy kín.
– Bàn chải mềm: Nếu cảm biến khi ngâm hóa chất không sạch bạn cần sử dụng bàn chải để làm sạch hết chất bẩn.
– Khăn giấy: Sử dụng để làm khô cảm biến ô xy.
Bước 2: Tìm và xác định vị trí cảm biến oxy
Các bạn đỗ xe vào vị trí có nhiều ánh sáng và thông thoáng. Sau đó sử dụng kích nâng ô tô để nâng xe lên. Hãy đảm bảo rằng chiếc xe được nâng lên tốt nhất để bạn xác định vị trí của cảm biến oxy.
Lưu ý rằng trong quá trình làm sạch, cần bảo vệ mình bằng kính bảo hộ và găng tay khi làm việc, đặc biệt là khi tiếp xúc với xăng.
Bước 3: Tìm và tháo bỏ cảm biến ô xy
Cảm biến oxy ô tô gồm 1 chiếc được đặt trước bộ trung hòa khí thải và 1 chiếc được đặt sau bộ trung hòa khí thải. Khi đã xác định được vị trí của cảm biến thì bạn lấy WD-40 phun lên cảm biến để bôi trơn giúp bạn dễ dàng tháo bỏ nó một cách dễ dàng. Sau khoảng 10 phút, hãy tháo bỏ nó ra khỏi các phụ kiện xung quanh.
Bước 4: Nhúng cảm biến ô xy vào thùng chứa
Trước khi nhấn cảm biến vào thùng chứa, nên kiểm tra thùng chứa đảm bảo rằng bình chứa không bị rò rỉ khi đổ đầy xăng. Sau đó, đặt các cảm biến oxy vào trong thùng chứa và cẩn thận đổ xăng từ bình vào thùng. Cần đảm bảo rằng lượng xăng mà bạn đổ vào bình chứa đủ để che các cảm biến oxy trên xe.
Tiếp đến, hãy để thùng chứa ở khu vực khô ráo và thoáng mát qua đêm nhằm cung cấp thời gian cho khí phản ứng với bụi bẩn trong các cảm biến ô xy.
Bước 5: Khuấy hỗn hợp trong thùng chứa
Sau khi đã ngâm cảm biến ô xy qua đêm, hãy nhấc bình lên và khuấy hỗn hợp trong bình chứa thêm một lần nữa.
Bước 6: Chải nhẹ cảm biến oxy
Trong trường hợp bụi bẩn ở cảm biến không hoàn toàn biến mất khi ngâm khí, có thể dùng bàn chải mềm để chải nhẹ trên cảm biến. Thực hiện chà nhẹ mọi chi tiết của cảm biến ô xy khi chúng vẫn còn nằm trong xăng. Không nên chà quá mạnh vì dễ gây hại cho cảm biến.
Bước 7: Lau khô và lắp đặt cảm biến vào vị trí cũ
Sử dụng khăn giấy để làm khô cảm biến ô xy và lắp chúng vào vị trí chính xác trong ống xả ô tô. Lưu ý, cần siết chặt các bu lông trên cảm biến để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Sau khi đã lắp ráp cảm biến hoàn chỉnh, hãy hạ kích nâng ô tô xuống và khởi động ô tô để cảm nhận được hiệu suất của động cơ. Cần chắc chắn động cơ của bạn đã vận hành êm ái và trơn tru khi cảm biến ô tô được làm sạch.
Trên đây chính là cách vệ sinh cảm biến oxy ô tô. Hãy kiểm tra và làm sạch cảm biến oxy trước khi xảy ra tình trạng hỏng hóc.
Chúc các bạn áp dụng thành công.
Bài viết tháng 12.2022 Thầy Trịnh Văn Thắng
TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI đào tạo 20 ngành nghề:
Đầu bếp – Kỹ thuật chế biến món ăn
May và thiết kế thời trang
Sửa chữa Điện kỹ thuật (Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )
Sửa chữa Điện lạnh
Sửa chữa Điện thoại
Sửa chữa Điện tử
Sửa chữa Máy may công nghiệp
Sửa chữa Vi tính
Sửa chữa Ô tô
Sửa chữa Xe máy
DẠY NGHỀ THANH XUÂN: “Học nghề hôm nay – lập nghiệp ngày mai!”
Mọi chi tiết xin liên hệ:
TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI
Số 4 phố Vọng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
Phòng Tuyển Sinh: 024 62 538 568 – 0988 96 09 39 – 0948 96 09 39
Website: https://truongthanhxuan.com
Facebook: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội Hà Nội
Blog: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội
Printerest: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội