ĐỘNG CƠ ĐIỆN (PHẦN 2)

 

3. Điểm khác biệt giữa động cơ chổi than và không chổi than

Động cơ chổi than sử dụng chổi than để dẫn điện, trong khi động cơ không chổi than không sử dụng chổi than để dẫn điện. Động cơ không chổi than có tuổi thọ dài hơn và hiệu suất cao hơn so với động cơ chổi than. Các điểm khác biệt chính giữa động cơ chổi than và động cơ không chổi than bao gồm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Động cơ không chổi than (Brushless Direct Current – BLDC) hoạt động dựa vào nguồn năng lượng tạo ra từ từ trường vĩnh cửu và cảm biến xác định vị trí. Không sử dụng chổi than (chổi có phần lông làm bằng than). Động cơ chổi than sử dụng chổi than và cổ góp để chuyển dòng điện sang cuộn dây thích hợp của phần tương ứng khi nó quay. Kích thước và trọng lượng: Động cơ không chổi than nhỏ gọn hơn và nhẹ hơn hai đến ba lần so với động cơ chổi than.Tiếng ồn và độ rung: Động cơ không chổi than giúp triệt tiêu ma sát, giảm tiếng ồn và độ rung khi máy vận hành. Động cơ chổi than thường có độ rung và tiếng ồn cao hơn. Chi phí lắp đặt: Động cơ chổi than có chi phí lắp đặt rẻ hơn so với động cơ không chổi than.

4. Động cơ điện xoay chiều

Động cơ điện xoay chiều là động cơ điện hoạt động với dòng điện xoay chiều. Động cơ điện xoay chiều được sản xuất với nhiều kiểu và công suất khác nhau. Theo sơ đồ nối điện có thể phân ra làm 2 loại: động cơ 3 pha và 1 pha. Động cơ điện 1 pha gồm 2 cuộn dây đặt lệch nhau một góc, một dây nối thẳng với mạng điện, dây còn lại nối với mạng điện qua một tụ điện. Cách mắc như vậy khiến 2 dòng điện lệch pha nhau và tạo từ trường quay. Động cơ điện xoay chiều 1 pha chỉ đạt được công suất nhỏ nên chủ yếu được sử dụng trong các đồ điện gia dụng như quạt điện, máy hút bụi, máy bơm nước. Dòng điện xoay chiều 1 pha sử dụng nguồn điện 1 pha 220V và tạo công suất phổ biến trong khoảng 0.12kW đến 5.5kW. Khi mắc vào mạng điện 3 pha, từ trường quay khiến rotor quay quanh trục. Nhờ đó, các máy cơ khí được vận hành.

Cấu tạo: Phần tĩnh (stato): có các cực từ là những lá thép Silic ghép lại (khác với máy điện một chiều nhỏ dùng thép đúc) để giảm nhỏ tổn hao sắt cho máy khỏi nóng quá. Thường có hai cực lồi (giống quạt điện vòng chập) để quấn hai cuộn dây kích từ. Trên mặc cực không có vòng chập mạch như quạt điện xoay chiều, số vòng dây quấn thì ít hơn máy điện một chiều; Phần quay (rôto): cũng có cổ góp điện và lõi dẫn từ bằng thép lá Silic được dập các rãnh để quấn dây dẫn ra cổ góp điện và chổi than như máy điện một chiều.

Muốn cho động cơ điện xoay chiều 1 pha làm việc, stato của động cơ cần phải được cấp 1 dòng điện xoay chiều. Dòng điện chạy qua dây quấn stato sẽ tạo nên một từ trường quay nhanh với tốc độ: n = 60f/ p (vòng/ phút). Trong đó thì f chính là tần số của nguồn điện, còn p chính là số đôi cực của phần dây quấn stato. Trong quá trình quay, từ trường này sẽ liên tục quét qua các thanh dẫn của rôto, làm xuất hiện một sức điện động cảm ứng. Vì dây quấn rôto đang kín mạch nên sức điện động này sẽ tạo dòng điện ở trong các thanh dẫn của rôto. Các thanh dẫn có dòng điện lại nằm bên trong từ trường, nên chúng sẽ tương tác với nhau, tạo ra lực điện từ được đặt vào các thanh dẫn. Tổng hợp các lực ở trên đây sẽ tạo ra mô men quay đối với trục của roto, làm cho roto 

blank

Cấu tạo động cơ điện xoay chiều 1 pha.

blank

Nguyên lý hoạt động của động cơ điện xoay chiều 1 pha.

quay theo chiều cùng với chiều của từ dường. Khi motor làm việc, tốc độ của rôto (n) luôn luôn nhỏ hơn tốc độ đo được của từ trường (n1).  Kết quả là rôto quay chậm lại, cho nên chúng luôn nhỏ hơn n1, vì thế nên động cơ còn được gọi tên là động cơ không đồng bộ. Độ sai lệch giữa tốc độ của rôto và tốc độ từ trường còn được gọi là hệ số trượt, được ký hiệu là S, thông thường thì hệ số trượt đo được vào khoảng từ 2% – 10%.

Ứng dụng của động cơ điện xoay chiều 1 pha: Motor giảm tốc 1 pha 220V công suất 6W, 15W, 25W, 40W, 60W, 90W, 120W, 140Ww, 180W, 200W, 250W,… được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như: Trong công nghiệp: làm băng truyền, băng tải…; Trong nông nghiệp: làm máy ấp trứng, máy cho gà ăn…; Trong các máy móc để phục vụ cho đời sống sinh hoạt thường ngày: máy vặt lông vịt, máy vặt lông gà, máy nướng vịt, máy nướng gà…; Trong các lĩnh vực dùng để quảng cáo: các thiết bị trưng bày, trong quán bar, nhà hàng khách sạn,…Tùy thuộc từng lĩnh vực mà người ta yêu cầu sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành phải phù hợp; Motor giảm tốc 1 pha 220V công suất 6W, 15W, 25W…

5. Động cơ điện xoay chiều 3 pha

Từ trường trong động cơ điện xoay chiều 3 pha được tạo ra bằng cách đưa dòng điện 3 pha chạy vào 3 nam châm điện đặt lệch nhau trên một vòng tròn. Khi mắc động cơ vào mạng điện 3 pha, từ trường quay do stato gây ra làm rotor quay trên trục. Chuyển động quay của roto được trục máy truyền ra ngoài và sử dụng để vận hàng các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác. Động cơ điện xoay chiều 3 pha sử dụng nguồn điện 3 pha 220V/380V hoặc 380V/660V hoặc 380V/660V với công suất rơi vào khoảng 5.5kW trở lên. Loại này thường được sử dụng chủ yếu nhằm phục vụ hộ gia đình, có trong các thiết bị như quạt điện, máy bơm nước…

Cấu tạo: Motor 3 pha bao gồm 2 phần chính, đó là phần stator và rotor: Stator, bộ phận này được ghép cẩn thận từ các tấm thép kỹ thuật điện rất mỏng, bên trong được xẻ rãnh hoặc làm bằng khối thép đúc. Hình dưới đây cũng thể hiện cách mà các lá thép trong động cơ được gắn vào khung. Chỉ có một số lá thép đang được hiển thị ở đây, còn phần dây quấn đi qua các rãnh khe của stator; Rotor là bộ phận quay của động cơ được ghép lại từ nhiều thanh kim loại để tạo thành một cái lồng có hình trụ. Rotor trong động cơ được chia thành 2 loại, đó là: rotor lồng sóc được tạo thành từ nhiều thanh kim loại song song cùng với dây quấn.

blank

Cấu tạo động cơ điện xoay chiều 3 pha.

Nguyên lý hoạt động của một động cơ điện xoay chiều 3 pha là: khi ta tiến hành cho dòng điện 3 pha có tần số f vào trong 3 dây quấn stator, lập tức chúng sẽ tạo ra từ trường quay bên trong động cơ với tốc độ là n1 = 60f/ p.  Từ trường quay này nằm bên trong động cơ sẽ giúp các bạn cắt lần lượt các thanh dẫn của phần dây quấn rotor cùng với cảm ứng của các sức điện động. Tuy nhiên, các dây quấn rotor cũng được tiến hành đấu nối kín mạch. Vì thế, sức điện động cảm ứng của động cơ điện 3 pha sẽ sinh ra dòng điện ở trong các thanh dẫn rotor. Lúc này, lực tác dụng tương hỗ của từ trường quay của máy cùng với thanh dẫn mang dòng điện rotor sẽ khiến cho rotor quay nhanh hơn với tốc độ n < n1, đồng thời nó và cùng chiều với n1. Rotor n của động cơ điện 3 pha luôn có tốc độ quay nhỏ hơn tốc độ vốn có của từ trường quay n1. Nếu tốc độ quay của chúng bằng nhau thì trong dây quấn rotor sẽ không còn tồn tại cả sức điện động lẫn dòng điện cảm ứng, lúc này lực điện từ sẽ = 0. Hệ số trượt của tốc độ được tính bằng công thức: s = (n1-n)/ n1. Tốc độ của động cơ là: n= 60f/ p.(1-s) (vòng/ phút).

blank

Quá trình tạo moment của động cơ điện xoay chiều 3 pha.

Động cơ điện 3 pha sử dụng dòng điện xoay chiều 3 pha có tần số 50 – 60Hz mang đến công suất cao, vận hành ổn định nên được dùng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp hoặc dây chuyền sản xuất lớn như: Động cơ của máy bơm trục đứng, máy bơm trục ngang dùng trong dây chuyền sản xuất, nồi hơi, tháp tản nhiệt; Động cơ của máy phát điện xoay chiều 3 pha; Động cơ của motor kéo 3 pha hoặc motor giảm tốc 3 pha.

blank

Động cơ điện xoay chiều 3 pha trong hệ thống nồi hơi.

blank

Động cơ kéo 3 pha.

blank

Máy phát điện xoay chiều 3 pha.

 

 

Bài viết tháng 1/2024 – Thầy Trungblank

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI TUYỂN SINH

NGÀNH: Vận hành sữa chữa thiết bị lạnh (Điện lạnh)

Hệ Sơ cấp:
Tổng thời gian đào tạo thực học: 6 tháng
Học phí Hệ Sơ cấp: 14.900.000đ/khóa
Lệ phí thi tốt nghiệp và cấp chứng chỉ: 1.000.000đ/khóa
Hệ Trung cấp:
Tổng thời gian đào tạo thực học: 8 tháng + Học văn hóa
Học phí Hệ Trung cấp: 19.900.000đ/khóa
Lệ phí thi tốt nghiệp và cấp bằng Trung cấp: 2.000.000đ/khóa
Hệ Cao đẳng:
Tổng thời gian đào tạo thực học:  2.5 năm
Học phí Hệ Cao đẳng: 29.000.000đ/khóa
Lệ phí thi tốt nghiệp và cấp bằng Cao đẳng: 5.000.000đ/khóa

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI đào tạo 20 ngành nghề:

Đầu bếp – Kỹ thuật chế biến món ăn

May và thiết kế thời trang

Sửa chữa Điện kỹ thuật (Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )

Sửa chữa Điện lạnh

Sửa chữa Điện thoại

Sửa chữa Điện tử

Sửa chữa Máy may công nghiệp

Sửa chữa Vi tính

Sửa chữa Ô tô

Sửa chữa Xe máy

DẠY NGHỀ THANH XUÂN“Học nghề hôm nay – lập nghiệp ngày mai!”

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI

Số 4 phố Vọng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội

Phòng Tuyển Sinh: 024 62 538 568 – 0988 96 09 39 – 0948 96 09 39

Website: https://truongthanhxuan.com

Facebook: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội Hà Nội