MẠCH CẢM BIẾN CHUYỂN ĐỘNG

1. Cảm biến chuyển động là gì?

  • Cảm biến chuyển động là một dòng cảm biến thông minh có khả năng phát hiện và đo lường chuyển động vật lý trong một phạm vi nhất định. Từ đó, cảm biến sẽ phát tín hiệu cho các thiết bị khác hoạt động theo kịch bản được cài đặt sẵn, ví dụ như đèn hành lang tự động bật bật tắt khi có người bước vào.
  • Cảm biến thường được tích hợp vào các hệ thống nhà thông minh khác như: hệ thống giám sát an ninh, hệ thống chiếu sáng,… để phát huy tối đa được công dụng.

2. Cấu tạo cảm biến chuyển động

  • Mạch cảm biến chuyển động

Mạch cảm biến chuyển động là bộ phận có khả năng phát hiện chuyển động của người hoặc vật thể trong phạm vi cảm biến để kích hoạt bật tắt đèn hoặc phát ra tín hiệu cảnh báo.

  • Mắt cảm biến

Mắt cảm biến được đặt chính giữa mặt trước của thiết bị, có vai trò phát hiện chuyển động và báo về bộ xử lý trung tâm, từ đó bộ xử lý điều khiển bật, tắt đèn khu vực đó ngay lập tức.

  • Thân vỏ

Thân vỏ của cảm biến thường sử dụng chất liệu nhựa ABS cao cấp hoặc các kim loại nhẹ, có độ bền cao và tác dụng chống cháy tốt, đảm bảo an toàn cho người dùng. Hơn hết, vỏ cảm biến có tác dụng bảo vệ các linh kiện bên trong, duy trì tuổi thọ thiết bị.

  • Một số thành phần khác

Ngoài ra, cảm biến còn được cấu tạo bởi một số thành phân khác như: mạch khuếch đại, bộ xử lý tín hiệu, dây kết nối.

3. Các loại cảm biến chuyển động

  • Phân loại theo công nghệ

Cảm biến hồng ngoại chuyển động PIR

Cảm biến sóng Radar

Cảm biến sóng siêu âm

Cảm biến công nghệ kép

  • Phân loại theo điện áp

Cảm biến 12V

Cảm biến 220V

Cảm biến dùng PIN

blank

4. Nguyên lý hoạt động cảm biến phát hiện chuyển động

  • Khi phát hiện có con người hoặc con vật xuất hiện trong khu vực hoạt động, các cảm biến chuyển động sẽ phát ra các tia sóng kích hoạt cảnh báo.
  • Hành vi này sẽ được xử lý tại trung tâm điều khiển và phát ra các hình thức cảnh bảo như: bật sáng đèn, hú còi, gửi thông báo tới điện thoại thông minh.

5. Ứng dụng cảm biến chuyển động

Cảm biến chuyển động được sử dụng phổ biến trong đời sống bởi các tính năng thông minh và tiện lợi, bao gồm:

  • Lắp đặt trong hệ thống chiếu sáng và an ninh cho các khu vực trong gia đình, văn phòng, cửa hàng, nhà kho, khu vực công cộng
  • Cảm biến được sử dụng để kích hoạt tự động các thiết bị như đèn, camera,… giúp gia tăng sự tiện lợi, tăng cường an ninh cho khu vực sinh sống.
  • Ngoài ra, cảm biến cũng được lắp đặt tại vị trí cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh,… nhờ đó đèn có thể tự động bật khi phát hiện người di chuyển, đặc biệt an toàn cho người già và trẻ nhỏ khi di chuyển vào ban đêm đồng thời đèn tự tắt không không có người trong khu vực để tiết kiệm điện năng.

blank

6. Lợi ích khi dùng cảm biến

  • Tiết kiệm điện năng cho người dùng bởi cảm biến chỉ bật sáng khi phát hiện được chuyển động của con người, tránh tình trạng quên tắt đèn,….
  • Bảo vệ an toàn cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, người lớn tuổi di chuyển vào ban đêm tại các khu vực cầu thang, hành lang. Đồng thời, tối ưu an ninh nhờ vào những cảnh báo khi phát hiện chuyển động tại sảnh, sân vườn,…. đề phòng kẻ lạ đột nhập vào nhà.
  • Tích hợp cùng những thiết bị nhà thông minh khác, kích hoạt ngữ cảnh sống theo nhu cầu.

7. Lưu ý khi sử dụng cảm biến chuyển động

  • Vị trí lắp đặt: Đảm bảo lắp đặt cảm biến ở một vị trí phù hợp để dễ dàng phủ sóng được các chuyển động. Hạn chế lắp đặt tại các khu vực có điều kiện nhiệt độ thay đổi mạnh để đảm bảo sự bền bỉ cho thiết bị.
  • Chiều cao của vị trí lắp đặt: Nằm trong khoảng 2m và thiết bị được lắp song song với tường.
  • Góc nhìn: Đảm bảo cảm biến được đặt ở góc rộng để bao quát được toàn bộ không gian cần theo dõi. Tránh đặt cảm biến ở góc hẹp hoặc có chướng ngại vật có thể che khuất tầm nhìn.
  • Kiểm tra thường xuyên: Quan sát và kiểm tra cảm biến hồng ngoại đều đặn để đảm bảo hoạt động ổn định và tăng cường an ninh cho khu vực sinh sống.

 

Bài viết tháng 10/2024 – Thầy Trungblank

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI TUYỂN SINH

NGÀNH: Vận hành sữa chữa thiết bị lạnh (Điện lạnh)

Hệ Sơ cấp:
Tổng thời gian đào tạo thực học: 6 tháng
Học phí Hệ Sơ cấp: 14.900.000đ/khóa
Lệ phí thi tốt nghiệp và cấp chứng chỉ: 1.000.000đ/khóa
Hệ Trung cấp:
Tổng thời gian đào tạo thực học: 8 tháng + Học văn hóa
Học phí Hệ Trung cấp: 19.900.000đ/khóa
Lệ phí thi tốt nghiệp và cấp bằng Trung cấp: 2.000.000đ/khóa
Hệ Cao đẳng:
Tổng thời gian đào tạo thực học:  2.5 năm
Học phí Hệ Cao đẳng: 29.000.000đ/khóa
Lệ phí thi tốt nghiệp và cấp bằng Cao đẳng: 5.000.000đ/khóa

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI đào tạo 20 ngành nghề:

Đầu bếp – Kỹ thuật chế biến món ăn

May và thiết kế thời trang

Sửa chữa Điện kỹ thuật (Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )

Sửa chữa Điện lạnh

Sửa chữa Điện thoại

Sửa chữa Điện tử

Sửa chữa Máy may công nghiệp

Sửa chữa Vi tính

Sửa chữa Ô tô

Sửa chữa Xe máy

DẠY NGHỀ THANH XUÂN“Học nghề hôm nay – lập nghiệp ngày mai!”

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI

Số 4 phố Vọng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội

Phòng Tuyển Sinh: 024 62 538 568 – 0988 96 09 39 – 0948 96 09 39

Website: https://truongthanhxuan.com

Facebook: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội Hà Nội