Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành du lịch thì nghề đầu bếp đang là một trong những nghề thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề. Trên cả nước có rất nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống tuyển dụng nghề đầu bếp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến điều kiện nghề nghiệp và cơ hội của nghề đầu bếp tại Việt Nam. Hãy cùng với Trường dạy nghề Thanh Xuân tìm hiểu về điều này.
1.Nghề đầu bếp ở Việt Nam: bắt đầu từ công việc nhỏ nhất bằng tình yêu với nghề
Hầu như 100% học viên, sinh viên tốt nghiệp ngành đầu bếp đều có việc làm phù hợp với ngành nghề. Tuy nhiên, không phải ai cũng sống lâu với nghề đầu bếp do chịu áp lực từ nhiều phía.
Nghề đầu bếp không chỉ đòi hỏi sức khỏe, sự khéo léo, kiên nhẫn, dẻo dai, có trình độ chuyên môn, có kiến thức ẩm thực mà quan trọng hơn cả là tình yêu, niềm đam mê với nghề. Có yêu nó thì mới có quyết tâm theo đuổi, đương đầu và vượt qua khó khăn, thử thách.
Để trở thành những đầu bếp chuyên nghiệp và thành công thông thường bạn phải trải qua một thời gian dài đào tạo tại các trường nghề, sau khi tốt nghiệp đi làm tại các nhà hàng bạn phải bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất rồi mới lên được bếp chính, bếp trưởng. Trải qua cả một quá trình dài gian nan và khổ cực đó, bạn mới có đủ nghị lực, niềm tin và sự quyết tâm, tình yêu lớn với nghề. Đa số các đầu bếp đều từ bỏ trong những năm đầu tiên vì không chịu nổi áp lực.
2.Điều kiện làm việc của nghề đầu bếp ở Việt Nam
Tính chất công việc của nghề đầu bếp đòi hỏi thường xuyên làm ca đêm, ca gãy, bao gồm cả cuối tuần với cường độ công việc cực kì cao nhất là vào mùa cao điểm, dịp lễ tết, các buổi tiệc lớn, hội nghị,…Hơn nữa, vấn đề “ô nhiễm” khói và mùi thực phẩm là cực kì nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các đầu bếp về lâu dài. Vì thế, không ít đầu bếp bỏ nghề vì thiếu đam mê và không chịu được áp lực.
Hiện nay, việc theo học tại các trung tâm, trường đào tạo nghề,…với thời gian đào tạo ngắn ( 8-12 tháng) là sự lựa chọn của nhiều học viên. Tại đây, họ được tạo điều kiện rất tốt từ khâu thực hành đến môi trường thực tập bài bản và chuyên nghiệp; được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức cơ bản nhất để trở thành một đầu bếp giỏi.
Trong thời buổi hiện đại hóa, công nghiệp hóa toàn cầu, nghề đầu bếp là một trong những ngành nghề có triển vọng phát triển cực kì cao.
3.Cơ hội nghề nghiệp cho nghề đầu bếp ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch, hệ thống nhà hàng – khách sạn thì nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực đầu bếp chưa bao giờ đủ. Tuy nhiên, số lượng đầu bếp được đào tạo bài bản đáp ứng yêu cầu chuyên môn của nhà tuyển dụng còn rất ít. Để trở thành một đầu bếp giỏi, đủ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh cần trang bị cho mình những yếu tố căn bản cho nghề như: Tiếng Anh chuyên ngành cho đầu bếp, tính thẩm mỹ, kỹ năng làm việc nhóm, óc sáng tạo,…đặc biệt không thể thiếu là sức khỏe bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết tâm, ý chí cầu tiến.
Điều đáng lưu ý là hiện nay, hầu hết các đầu bếp chính trong các khách sạn, nhà hàng lớn (từ 4 sao trở lên) đa số đều là người nước ngoài. Thực trạng này là do một bộ phận các đầu bếp Việt chưa thực sự đáp ứng được trình độ chuyên môn, tay nghề cũng như sự nhạy bén, tính độc lập, sáng tạo trong môi trường làm việc hội nhập quốc tế. Vì vậy, các đầu bếp ở Việt Nam cần nhận thức và rèn luyện nhiều hơn nữa để nâng cao tay nghề và khẳng định khả năng của mình trên trường quốc tế.
Tại Trường dạy nghề Thanh Xuân, khi theo học ngành đầu bếp bạn sẽ được đào tạo cả những món Á và món Âu để đáp ứng được yêu cầu món Âu ngày càng du nhập vào Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, với phần lí thuyết chỉ chiếm 20-30% cả khóa học, bạn sẽ được thực hành với đầy đủ các trang thiết bị thông dụng để có thể vững vàng tay nghề ngay cả khi còn đang theo học tại trường.
Hiện nay, mức lương của nghề đầu bếp tại Việt Nam không hề ít chút nào. Phụ bếp chính từ 4-8 triệu/tháng, bếp chính 5-10triệu/tháng, bếp trưởng 10-30 triệu/tháng chưa kể tăng ca, thưởng nóng, thưởng lễ tết và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng khác,…Đặc biệt, nếu bạn có điều kiện, có nhiều mối quan hệ, có trình độ và chuyên môn, sự quyết tâm và tình yêu với nghề, bạn hoàn toàn có thể mở cho mình một cơ sở ăn uống để hoàn thiện đam mê của bản thân.
Với điều kiện làm việc tốt và cơ hội nghề nghiệp cao, nghề đầu bếp ở Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố cơ bản, hấp dẫn về sự thành công nhất định của nghề trong tương lai. Hãy nắm bắt cơ hội và cùng Trường dạy nghề Thanh Xuân thực hiện hóa ước mơ nghề nghiệp của chính bạn. Trường dạy nghề Thanh Xuân chúc bạn thành công!
* HỒ SƠ NHẬP HỌC:
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương)
- Chứng minh thư (bản photo hoặc công chứng)
- 2 ảnh (3×4), 2 ảnh (4×6)
- Học phí ngành muốn học
- Địa chỉ nhập học: Số 4 phố Vọng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
- Hotline : 0988 960 939 – 024 62 538 568
* CAM KẾT:
- 100% HỌC VIÊN ĐƯỢC HỌC LẠI MIỄN PHÍ NHỮNG PHẦN CHƯA HIỂU
- 100% HỌC VIÊN RA TRƯỜNG CÓ VIỆC LÀM ĐÚNG NGÀNH NGHỀ ĐÃ HỌC
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN đào tạo 20 ngành nghề:
? Đầu bếp – Kỹ thuật chế biến món ăn
? Sửa chữa Điện kỹ thuật (Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )
? Sửa chữa Máy may công nghiệp
DẠY NGHỀ THANH XUÂN: “Học nghề hôm nay – lập nghiệp ngày mai!”
Mọi chi tiết xin liên hệ:
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN
Số 4 phố Vọng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
Phòng Tuyển Sinh: 024 62 538 568 – 0988 96 09 39
Website: https://truongthanhxuan.com
Facebook: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội
Youtube: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội
Blog: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội
Printerest: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội