Các phương pháp kiểm tra hệ thống làm mát trên xe ô tô

Các vấn đề xảy ra với hệ thống làm mát có thể rất khó để chẩn đoán. Nếu động cơ hoạt động trong tình trạng quá nóng thì có thể hệ thống làm mát đang bị rò rỉ hoặc có một bộ phận nào đó đang bị hư hỏng. Chú ý đến những biểu hiện khi xe hoạt động và tự mình kiểm tra hệ thống làm mát sẽ giúp cho bạn xác định được các vấn đề đang xảy ra.

Phương pháp 1: Xác định vấn đề

1. Quan sát đồng hồ nhiệt độ nước làm mát:

Dấu hiệu đầu tiên khi hệ thống làm mát có vấn đề có thể đến từ đồng hồ nhiệt độ trên taplô.

  • Kim đồng hồ nhiệt độ nên nằm trong khoảng cho phép, thậm chí nếu động cơ không bị quá nhiệt mà giá trị nhiệt độ nằm ở mức cao nhất trong giới hạn cho phép thì cũng có thể có vấn đề.
  • Nếu kim đồng hồ nằm trong vùng màu đỏ thì động cơ đang bị quá nhiệt. Hãy tắt máy ngay lập tức.
  • Vấn đề với hệ thống làm mát cũng có thể khiến động cơ không đạt nhiệt độ hoạt động thích hợp, khi đó kim đồng hồ sẽ nằm trong vùng màu xanh.
2. Đèn “check engine” bật sáng:

Một dấu hiệu khác giúp bạn biết hệ thống làm mát đang có vấn đề đó là đèn “check engine”. Đèn này sẽ bật sáng trên bảng đồng hồ khi có các lỗi xảy ra trên động cơ.

  • Bạn có thể dùng máy đọc mã lỗi OBD-II để xác định lỗi đang xảy ra trên động cơ.

blank

3. Tìm sự rò rỉ dung dịch làm mát:

Rò rỉ là một vấn đề phổ biến của hệ thống làm mát. Nếu bạn phát hiện ra một vũng nước phía dưới xe, có thể là do rò rỉ dung dịch làm mát. Chạm vào vũng nước bằng ngón tay, sau đó bôi nó lên một tờ giấy màu trắng. Dầu động cơ thường có màu nâu hoặc đen, nước từ hệ thống điều hòa không khí sẽ trong suốt, và dung dịch làm mát có thể là xanh, hồng hoặc cam.

  • Rò rỉ dung dịch làm mát có thể khiến động cơ bị quá nhiệt.
4. Kiểm tra dung dịch làm mát:

Nếu bạn nghi ngờ rằng chiếc xe của bạn bị rò rỉ dung dịch làm mát:

  • Hãy bật nắp capô sau khi động cơ đã nguội và kiểm tra bình chứa dung dịch làm mát. Bình chứa có các đường kẻ cho biết mức dung dịch làm mát tối thiểu và tối đa.
  • Lưu ý mức dung dịch trên bình chứa, sau đó kiểm tra lại sau vài ngày. Nếu nó tụt xuống thì dung dịch làm mát hoặc là bị rò rỉ hoặc bị đốt cháy.

Phần 2: Kiểm tra hệ thống bằng mắt thường

blank

1. Để động cơ nguội:

Khoang động cơ sẽ cực kỳ nóng trong khi động cơ đang chạy. Để động cơ nguội trong vài giờ trước khi mở nắp capô và tìm kiếm dấu hiệu sự rò rỉ nước làm mát.

2. Mang các dụng cụ bảo hộ:

Bạn nên mang găng tay để bảo vệ tay khỏi bị trầy xước hoặc bị bỏng bởi nước làm mát còn nóng. Đồng thời, đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt vì rất có thể nước làm mát rò rỉ sẽ có thể bắn vào mắt khi chúng ta làm việc.

3. Kiểm tra nắp bộ tản nhiệt:

Một bộ phận cũng hay hư hỏng trong hệ thống làm mát là nắp bộ tản nhiệt. Khi hoạt động bình thường, nắp bộ tản nhiệt có thể giải phóng áp suất dư thừa tích tụ trong hệ thống, nhưng theo thời gian nó có thể bị mòn hoặc bị kẹt. Nếu nắp bộ tản nhiệt bị gỉ, bị ăn mòn hoặc đóng bụi bẩn, đây có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề với hệ thống làm mát.

  • Nắp bộ tản nhiệt thì khá rẻ tiền và có thể mua được tại hầu hết các cửa hàng phụ tùng ô tô.
  • Không bao giờ mở nắp bộ tản nhiệt khi động cơ vẫn còn nóng.
4. Kiểm tra bơm nước nếu có thể:

Tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy máy bơm nước của bạn bị rò rỉ hoặc hư hỏng. Máy bơm nước được dẫn động bằng dây đai, vì vậy bạn cũng nên kiểm tra dây đai.

  • Nếu dây đai bơm nước bị hỏng, nó sẽ phải được thay thế.
  • Nếu bạn không chắc chắn về vị trí bơm nước trong xe, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng của xe.
5. Tìm các hư hỏng trên các đường ống nước:

Nhìn vào ống nước đi từ bộ tản nhiệt tới động cơ. Nếu bất kỳ ống nào bị kẹt, điều đó sẽ làm hệ thống làm mát không hoạt động chính xác. Các vết nứt trên đường ống sẽ làm cho dung dịch làm mát bị thất thoát và khiến cho hiệu quả làm mát trên động bị giảm sút.

  • Bạn cũng nên để ý tới các dây đai xem chúng có cọ sát vào các đường ống nước hay không. Nếu có bạn nên thay thế cả hai chi tiết.
  • Các vết nứt thường xuất hiện tại các vị trí như đầu ống nối với két nước hoặc nắp máy. Keo dán ống bị biến chất cũng làm cho nước làm mát có thể rò rỉ ra ngoài.

Phương pháp 3: Kiểm tra các lỗi thông thường của hệ thống làm mát

1. Thay dung dịch làm mát nếu cần:

Nếu không có dấu hiệu rò rỉ dung dịch làm mát và xe của bạn thì đang bị quá nóng, có thể là do dung dịch làm mát đã bị biến chất. Hầu hết các nhà sản xuất ô tô khuyên bạn nên thay dung dịch làm mát sau 30.000 – 60.000Km.

  • Xả dung dịch làm mát của bạn bằng cách mở bulông ở dưới đáy của bộ tản nhiệt và hứng nó vào một thùng chứa.
  • Sau đó châm đầy nước vào hệ thống và nổ máy trong vài phút sau đó xả nước ra ngoài.
  • Lặp lại quá trình này một vài lần để làm sạch tất cả các dung dịch làm mát cũ, sau đó thay dung dịch làm mát mới vào hệ thống.
2. Tìm kiếm dấu hiệu của ron nắp máy bị hư hỏng:

Nếu bạn thấy dung dịch làm mát rò rỉ từ nắp máy, bên cạnh đường ống xả, hoặc động cơ ra khói trắng khi hoạt động thì có thể ron nắp máy đang bị hư hỏng (thổi ron nắp máy).

  • Thổi ron nắp máy sẽ cần phải được sửa chữa tại gara vì công việc này khá mất thời gian và đòi hỏi kỹ thuật cao.
3. Kiểm tra xem van hằng nhiệt có hoạt động tốt không:

Van hằng nhiệt sẽ đóng hoặc mở dựa trên nhiệt độ hoạt động của động cơ.

  • Nếu van bị kẹt ở vị trí mở, dung dịch làm mát sẽ chảy liên tục qua bộ tản nhiệt và động cơ sẽ bị làm mát quá mức.
  • Nếu van bị kẹt đóng, dung dịch làm mát sẽ không thể đi qua bộ tản nhiệt, dẫn đến động cơ quá nóng.
  • Tìm kiếm các dấu hiệu bị rò rỉ hoặc oxy hóa quanh van hằng nhiệt. Nếu van bị rỉ, có thể nó sẽ không thể hoạt động bình thường.
4. Sử dụng máy đọc mã lỗi OBD II để xác định mã lỗi:

Nếu đèn “check engine” bật sáng, sử dụng máy chẩn đoán OBD II có thể giúp bạn xác định chính xác những gì đã xảy ra.

  • Cắm giắc của máy chẩn đoán vào cổng bên dưới bảng điều khiển ở phía lái xe, bật chìa khóa “on” và bật máy chẩn đoán.
  • Tùy thuộc vào máy quét, nó sẽ hiển thị cho bạn một mã lỗi để tra cứu hoặc cả mã lỗi và mô tả tiếng anh của mã lỗi đó.
5. Sử dụng dụng cụ kiểm tra áp suất của hệ thống làm mát:

Tháo nắp bộ tản nhiệt và gắn nắp bộ tản nhiệt có sẵn trong bộ dụng cụ vào vị trí. Sau đó, gắn ống kiểm tra vào nắp và nhồi bơm để áp suất trên đồng hồ đo tăng lên đến giá trị mà áp suất không tăng lên nữa. Đợi một thời gian và quan sát lại áp suất trên đồng hồ.

  • Nếu áp suất không đổi thì hệ thống không bị rò rỉ dung dịch làm mát. Còn nếu áp suất giảm đi thì hệ thống đang bị rò rỉ ở một vị trí nào đó và cần phải được sửa chữa.

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI TUYỂN SINH:

NGÀNH: SỬA CHỮA Ô TÔ
Thời gian đào tạo :
Hệ ô tô H1 ( Điện và điều hòa ô tô ) : 6 tháng
Hệ ô tô H2 ( Điện, gầm và máy ô tô ) : 8 tháng
Hệ ô tô H3 ( Điện, điều hòa, gầm và máy ô tô ) : 12 tháng
Hệ Cao đẳng nghề ( Điện, điều hòa, gầm, máy ô tô, sửa chữa ô tô điện): 24 tháng

Học phí :
?Hệ H1: Học phí 11.000.000đ/ khóa. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 500.000đ/ khóa
?Hệ H2: Học phí 11.950.000đ/ khó. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 300.000đ/ khóa
?Hệ H3: Học phí 16.500.000đ/ khóa. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 200.000đ/ khóa
?Hệ Cao đẳng nghề: Học phí 27.000.000đ/ khóa. Đóng đủ học phí khi đi đăng ký nhập học được giảm 500.000đ/ khóa

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI  đào tạo 20 ngành nghề:

? Đầu bếp – Kỹ thuật chế biến món ăn

? May và thiết kế thời trang

? Sửa chữa Điện kỹ thuật (Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )

? Sửa chữa Điện lạnh

? Sửa chữa Điện thoại

? Sửa chữa Điện tử

? Sửa chữa Máy may công nghiệp

? Sửa chữa Vi tính

? Sửa chữa Ô tô

? Sửa chữa Xe máy

DẠY NGHỀ THANH XUÂN“Học nghề hôm nay – lập nghiệp ngày mai!”

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI

Số 4 phố Vọng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội

Phòng Tuyển Sinh: 024 62 538 568 – 0988 96 09 39 – 0948 96 09 39

Website: https://truongthanhxuan.com

Facebook: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội

Youtube: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội

Blog: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội

Printerest: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội