Khi máy lạnh bỗng nhiên có những biểu hiện không bình thường như máy không lạnh, không khởi động được, có mùi, có tiếng ồn,… bạn đừng vội đem máy đi sửa chữa bởi một vài sự cố có thể xử lý và khắc phục tại nhà được. Hãy cùng Trường Dạy Nghề Thanh Xuân tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục những lỗi thường gặp ở máy lạnh
Gas bên trong máy lạnh là hoá chất không bị phân huỷ nên thông thường sẽ không bị hao hụt trong quá trình hoạt động của máy. Trường hợp máy bị thiếu gas, hết gas chỉ xảy ra do sự cố rò rỉ đường ống dẫn, xì van,… hoặc trong lúc lắp đặt mới, nhân viên kĩ thuật không kiểm tra và nạp đủ gas cần thiết.
Để nhận biết máy lạnh có đang bị thiếu gas hay không, bạn nên lưu ý một số hiện tượng sau:
- Máy không lạnh, kém lạnh.
- Van ống nhỏ của dàn nóng bị bám tuyết.
- Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng điện định mức ghi trên máy.
- Áp suất gas hút về máy nén thấp hơn áp bình thường (trị số bình thường từ 65 – 75 psi). Áp suất phía cao áp cũng thấp hơn bình thường.
- Ở một số máy lạnh, board điều khiển sẽ tự động tắt sau 5 – 10 phút hoạt động và báo lỗi trên dàn lạnh.
Cách khắc phục:
- Liên hệ trung tâm bảo hành để tiến hành kiểm tra dàn ống dẫn và sạc lại đầy gas.
Hình ảnh Thầy và trò của Trường dạy nghề Thanh Xuân đi thực tế
Hiện tượng máy nén chạy ồn thường sẽ xảy ra ở những dàn nóng được đặt ngoài trời. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết thông qua việc vừa bật máy lạnh lên, dù ở trong phòng, bạn vẫn có thể nghe được tiếng ồ ồ từ bên ngoài.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do các bu lông hay đinh vít bị lỏng, hoặc có chi tiết bên trong máy nén bị hư khiến cho máy không hoạt động ổn định. Ngoài ra, thừa gas hay ma sát mạnh giữa các đường ống với nhau hoặc với vỏ máy cũng có thể gây ra tiếng ồn trong lúc hoạt động.
Cách khắc phục:
- Cố định lại đường ống tránh cho chúng va chạm với nhau.
- Kiểm tra nơi đặt dàn nóng đã bằng phẳng hay chưa, vỏ máy nén có bị móp mép gây va chạm với các chi tiết bên trong hay không. Đồng thời, kiểm tra lại những bu lông ở dưới đáy máy xem có bị lỏng hay không. Sau đó, tiến hành kê lại máy cho ổn định và xiết chặt lại những bu lông bị lỏng.
- Xả lượng gas thừa ra bên ngoài bằng van lục giác. Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của dàn nóng.
- Thay máy nén mới. Trước khi thay, bạn cần kiểm tra mã số, thương hiệu và công suất để chọn mua cho phù hợp.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng máy lạnh quá lạnh có thể do bộ điều khiển nhiệt độ của máy bị hư, hoặc do nhiệt độ bị chỉnh xuống quá thấp so với nhu cầu sử dụng.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
- Điều chỉnh lại nhiệt độ cho phù hợp.
Đôi khi bạn sẽ phát hiện máy lạnh vẫn đang chạy liên tục nhưng lại không có hiệu quả làm lạnh. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như:
- Thiếu gas do rò rỉ hoặc đường ống dẫn gas bị nghẹt.
- Lọc gió và dàn lạnh bị dơ khiến hơi lạnh không được phả ra ngoài.
- Dàn ngưng tụ bị dơ.
- Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.
- Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
- Máy nén hoạt động không hiệu quả.
- Tải quá nặng làm không đủ điện năng cho máy hoạt động.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại hệ thống dẫn gas. Rút gas, hút chân không và sạc lại gas nếu cần thiết.
- Vệ sinh hệ thống lọc gió và dàn lạnh.
- Bảo trì dàn nóng và hệ thống tản nhiệt.
- Kiểm tra và tháo dỡ những vật gây cản trở dòng không khí tản nhiệt.
- Kiểm tra lại tải và điện thế dòng điện. Nếu tải không đủ thì bạn nên tắt bớt những thiết bị điện không sử dụng, hoặc sử dụng ổn áp để đảm bảo dòng điện được ổn định.
5. Máy chạy và ngưng liên tục
Trong một số trường hợp, máy lạnh chạy được một thời gian rồi lại tắt, sau đó quá trình này cứ lặp lại liên tục chẳng những gây tiêu phí điện năng mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm.
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này:
- Thiếu hoặc thừa gas khiến cho máy hoạt động không ổn định.
- Đường ống dẫn ga bị cản trở gây nghẹt.
- Cuộn dây contactor của máy nén bị hư.
- Dàn ngưng tụ bị dơ gây nghẹt.
- Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt. Hoặc bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
- Điện thế thấp không đủ cho máy hoạt động.
Cách khắc phục:
- Sạc lại gas nếu thiếu hoặc rút bớt gas nếu thừa.
- Loại bỏ các chi tiết gây cản trở đường ống dẫn.
- Tiến hành vệ sinh máy lạnh định kì. Đồng thời, bảo trì dàn nóng – dàn lạnh và các chi tiết kết nối quan trọng.
- Thay van tiết lưu và ống dẫn mao nếu cần thiết.
- Đảm bảo điện thế hoạt động của máy lạnh đúng với định mức ghi trên máy. Sử dụng ổn áp nếu cần thiết.
Nguyên nhân | Cách khắc phục | |
Áp suất hút thấp |
|
|
Áp suất hút cao |
|
|
Áp suất nén thấp |
|
|
Áp suất nén cao |
|
|
7. Block chạy và dừng liên tục do quá tải
Block máy lạnh không chạy cũng sẽ dẫn đến việc máy lạnh không làm mát được. Điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Máy nén không có nguồn điện cấp: Do board điều khiển, hở mạch hoặc contactor bị hư không đóng lại được.
- Do hư tụ điện, dàn nóng bị hỏng quạt, motor máy nén hoạt động kém.
- Cháy cuộn dây động cơ ở bên trong.
- Thiếu hoặc thừa gas.
- Điện thế thấp hoặc không ổn định.
Cách khắc phục:
- Trong trường hợp cháy dây động cơ, hư hỏng quạt hoặc các linh kiện các thì bạn cần tiến hành thay mới.
- Sạc đầy gas nếu thiếu hoặc rút bớt gas nếu thừa.
- Sử dụng ổn áp để đảm bảo điện thế dòng điện được ổn định.
8. Quạt dàn nóng không chạy
Quạt dàn nóng máy lạnh có tác dụng tản nhiệt cho dàn nóng bằng cách hút không khí bên ngoài thổi vào trong dàn nóng giúp quá trình trao đổi nhiệt của dàn nóng diễn ra tốt hơn. Quá trình tản nhiệt của dàn nóng càng nhanh thì hiệu quả làm lạnh của điều hòa càng tốt.
Một số nguyên nhân sau đây sẽ khiến cho quạt dàn nóng không hoạt động, làm ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của máy lạnh:
- Do phần cơ: Theo thời gian dài sử dụng, quạt dàn nóng có thể hao mòn bạc đạn, sát cốt, khô dầu mỡ,… dẫn đến bó cơ khiến cho quạt không quay nổi. Bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng cách dùng tay quay cánh quạt. Nếu lúc quay thấy nặng, quạt dừng khi buông tay, thì hư hỏng phần cơ đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của dàn nóng.
- Do phần điện: Đứt dây điện, cháy mô tơ, cháy tụ, đứt dây nguồn là những hư hỏng phần điện. Cách để nhận biết là dùng ampe kế đo kiểm tra cường độ dòng điện chạy trong mạch.
- Ở một số dòng máy lạnh, nguồn điện cung cấp cho quạt được điều khiển từ board mạch dàn lạnh. Do vậy khi board mạch bị lỗi củng sẽ làm cho quạt ngưng hoạt động.
- Trong trường hợp block hư hỏng, gas ngừng giải nhiệt dẫn đến lỗi hệ thống nên toàn bộ dàn nóng ngừng hoạt động.
Cách khắc phục:
- Tự kiểm tra các tụ điện, mạch điện,… bằng đồng hồ đo điện. Hoặc bạn có thể liên hệ nhân viên bảo hành đến để kiểm tra tổng quát hơn và thay mới một số linh kiện hư hỏng nếu có.
9. Quạt dàn lạnh không chạy
Quạt dàn lạnh có tác dụng làm mát các chi tiết bên trong dàn, đồng thời làm bụi bẩn không bám vào dàn, giúp không khí lưu thông ổn định. Quạt dàn lạnh không chạy sẽ khiến cho không có hơi lạnh thổi ra từ cánh đảo gió, máy lạnh sẽ không làm lạnh được.
Nguyên nhân khiến cho quạt dàn lạnh không chạy có thể do:
- Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ khiến cho quạt điều hoà bị bào mòn, gây bó cơ.
- Đứt dây nguồn cấp cho quạt hoặc dây nguồn bị lỏng mối nối. Cháy dây mô tơ, đứt 1 dây trong mô tơ,… cũng là nguyên nhân khiến cho quạt dàn lạnh không hoạt động.
- Cuộn dây contactor quạt bị hư.
- Tụ điện ngắn mạch.
Cách khắc phục:
- Quạt dàn lạnh không hoạt động do sử dụng trong thời gian dài thì bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành để tiến hành kiểm tra và thay mới linh kiện.
Nếu bạn cảm thấy máy lạnh không lạnh hoặc làm ấm không khí mặc dù vẫn có khí thoát ra từ thân máy thì có thể do những nguyên nhân sau:
- Nhiệt độ thiết lập cao hơn nhu cầu làm lạnh.
- Phòng không kín dẫn đến thất thoát hơi lạnh ra bên ngoài.
- Tấm lọc khí và dàn lạnh bị bám bụi.
- Phòng quá lớn so với công suất của máy.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra thiết lập nhiệt độ xem đã hợp lý với nhu cầu cần làm lạnh hay chưa? Hãy thiết lập lại nhiệt độ và chế độ làm lạnh cho máy lạnh để đạt được hiệu quả làm lạnh như mong muốn.
- Kiểm tra xem tấm lọc khí có hoạt động thông thoáng hay không, thực hiện việc vệ sinh tấm lọc khí sẽ giúp máy lạnh hoạt động tốt và làm mát ổn định hơn.
- Kiểm tra và đóng kín cửa chính, cửa sổ nhà bạn hoặc phòng làm việc nếu đang mở.
- Thực hiện thông ống dẫn khí vào và thoát khí ra ở khối trong nhà và khối ngoài trời, sau đó đợi khoảng 3 phút và khởi động lại máy lạnh để khí được lưu thông ổn định và trao đổi khí tốt hơn.
- Máy lạnh cũng có thể không làm mát khi đang thực hiện chế độ bảo vệ máy nén khí trong 3 phút, vì vậy bạn hãy đợi cho đến khi chế độ này hoàn thành nhé.
- Kiểm tra trong phòng có đang sử dụng các vật dụng có tính tỏa nhiệt cao như bếp nướng điện hay chậu nước nóng hay không, nhiệt lượng tỏa ra cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ mát trong phòng.
TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI TUYỂN SINH
NGÀNH: Vận hành sữa chữa thiết bị lạnh (Điện lạnh)
Hệ Sơ cấp:
Tổng thời gian đào tạo thực học: 6 tháng
Học phí Hệ Sơ cấp: 11.000.000đ/khóa
Hệ Trung cấp:
Tổng thời gian đào tạo thực học: 15 -18 tháng
Học phí Hệ Trung cấp: 11.000.000đ/khóa
TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI đào tạo 20 ngành nghề:
Đầu bếp – Kỹ thuật chế biến món ăn
May và thiết kế thời trang
Sửa chữa Điện kỹ thuật (Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )
Sửa chữa Điện lạnh
Sửa chữa Điện thoại
Sửa chữa Điện tử
Sửa chữa Máy may công nghiệp
Sửa chữa Vi tính
Sửa chữa Ô tô
Sửa chữa Xe máy
DẠY NGHỀ THANH XUÂN: “Học nghề hôm nay – lập nghiệp ngày mai!”
Mọi chi tiết xin liên hệ:
TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN HÀ NỘI
Số 4 phố Vọng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
Phòng Tuyển Sinh: 024 62 538 568 – 0988 96 09 39 – 0948 96 09 39
Website: https://truongthanhxuan.com
Facebook: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội
Youtube: Trường Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội
Blog: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội
Printerest: Trường dạy nghề Thanh Xuân Hà Nội